mic
  • v-Office
  • Quản lý nhà trường
  • Học trực tuyến
  • Truyền hình giáo dục
  • RSS
  • Đăng nhập
Trường THCS ĐẠI THÀNH
Banner
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Tin tức từ trường
Thứ 5, 31/03/2022 | 09:20
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS ĐẠI THÀNH GIỚI THIỆU

Chia sẻ
Đọc bài Lưu

Thông báo của thư viện Trường THCS Đại Thành

 

 
 

 

THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS ĐẠI THÀNH

                Đại Thành, ngày 31 tháng 3 năm 2022

 

 

Lời Giới Thiệu

 

              Để tạo điều kiện giúp các em học sinh và các thầy cô tra tìm tài liệu dễ dàng, thuận tiện, Thư viện Trường THCS Đại Thành biên soạn “Thư mục sách văn học hay nhất dành cho học sinh THCS” nhằm cung cấp thông tin sách văn học hay hiện có trong thư viện giúp việc lựa chọn tài liệu và đọc sách của bạn đọc hiệu quả hơn.

“Thư mục sách văn học hay nhất dành cho học sinh THCS” được biên soạn từ cơ sở dữ liệu sách văn học với mục đích cung cấp những thông tin cơ bản nhất của cuốn sách như: Tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, tóm tắt nội dung chính của cuốn sách…

Tài liệu trong thư mục được sắp xếp theo vần chữ cái tên tài liệu để bạn đọc dễ dàng tra tìm tài liệu.

Trong quá trình biên soạn thư mục chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn học sinh và thầy cô giáo để bản thư mục được hoàn chỉnh hơn.

 

NGƯỜI GIỚI THIỆU

 

 

Nguyễn Thị Duyên

 

GIỚI THIỆU: THƯ MỤC SÁCH VĂN HỌC HAY NHẤT DÀNH CHO THCS.

 

1. Hoàng Quốc Hải. Văn hóa phong tục/ Hoàng Quốc Hải.- H.: Nxb Hà Nội, 2019.- 352 tr.; 21 cm.- (Tủ sách Thăng Long 1000 năm).

ISBN 9786045548066

1.Văn hóa truyền thống         2. Phong tục        3. Việt Nam           4. Bài viết 39009597- dc 123

          Cuốn sách gồm 46 bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh trong văn hóa phong tục cảu đất nước, của thủ đô Hà Nội. Đó có thể là những vấn đề lớn mang tính đại thể đến những sự việc cụ thể trong cuộc sống đời thường. Đó có thể là những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hiện nay nhưng cũng có nhiều câu chuyện dù xưa mà chưa cũ trong đời sống, qua thời gian vẫn nguyên gái trị thời sự.

Một phần lớn dung lượng của sách được tác giả dành để viết về Thăng Long- Hà Nội. Bởi từ cổ trí kim, dù ở bất kỳ thể chế nào thì thủ đô bao giờ cũng là biểu tượng cả về vật chất và tinh thần của đất nước. Sự nổi trội ấy thể hiện ra ở nhiều phương diện nhưng ở chiều sâu, kết tinh lại trong những gì tiêu biểu nhất, đó là văn hóa. Văn hóa thăng Long, phục vụ thuần hậu ở đất nước kinh kỳ được nhà văn Hoàng Quốc Hải thể hiện toàn bộ không chỉ được phong tục , lễ hội, phố phường,những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà còn là nếp sống, nếp nghĩ, cả cách tuyển chọn, sử dụng nhân tài của những con người đất Hà Thành trong dòng chảy văn hóa, lịch sử cả ngàn năm.     

                                                                                                     Tk 2179

2. Sara Imas. Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương( Phương pháp dạy con của người do thái và bài học về tình yêu thương được đặt đúng chỗ)/ Sara Imas( Phan Thị Thanh Vân dịch) .-Tái bản lần thứ 9.- TP.HCM.: Nxb Dân trí, 2020.- 507tr.; 21 cm.

 

Cuốn sách vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương ghi lại những trải nghiệm sống động của một bà mẹ đã nuôi dạy con trong hai nền văn hóa khác nhau: Do Thái và Trung Quốc.

Với lối sống kể chuyện tự nhiên, chân thật nhưng vẫn nồng đượm tình yêu thương cảu tác giả gợi cho tôi nhớ lại rất nhiều những ký ức đáng quý, giữa mẹ và tôi trong quá khứ, giữa tôi và con trong hiện tại.

Có thể thấy môi trường gia đình, trường học và xã hội là những là yếu tố rất lớn đến sự thành bại trong cuộc sống của mỗi cá nhân.

     

3.Trần Chiến. Sương phố bóng người/ Trần Chiến.- H.: Nxb Hà Nội, 2019.- 360 tr.; 21cm.-( Tủ sách Thăng Long 1000 năm)

ISBN: 9786045545607

1.Văn học hiện đại  2. Truyện ngắn 3. Tạp văn   4. Việt Nam

Với  nhà văn Trần Chiến, Hà Nội là một “thành phố đa sắc”, “như kính vạn hoa chỉ nghiêng đi một tý đã thấy khác”. Có lẽ bởi thế, hình ảnh Hà Nội trong tạp văn của ông cũng đầy gam màu, cung bậc muôn hình muôn vẻ: vừa tham trầm cổ kính, vừa hiện đại sôi động, vừa đầy bản sắc truyền thống lại vừa tam bợ xô bồ. Góc nhìn của một nhà báo mang đến cho tạp văn của ông cái nhìn khách quan, ở đó không che đậy hình ảnh một Hà Nội có phần ngổn ngang, thậm chí nhếch nhác, khi những khát vọng vươn lên cũng đi cùng với những rạn nứt, đứt gãy của giá trị truyền thống. Nhưng dù khách quan, dù điền tĩnh, đằng sau trang viết vẫn là những nỗi niềm của một người con Hà Nội đang chứng kiến thành phố thay đổi từng ngày mà vẫn không thể ngừng hoài niệm, tiếc nuối về những cảnh, những người, những nếp tục của một thời sương phố.

                                                                                         TK 2192- V25

          4. Nguyễn Nhật Ánh. Bong bóng lên trời: truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh .- In lần thứ 44.- TP. HCM.: Nxb Trẻ, 2019.- 176 tr.; 20cm.

          1. Tiểu thuyết Việt Nam- Thế kỷ 21     2. Văn học Việt Nam – Thế kỷ 21.

Bong bóng lên trời là câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Thường và những người bạn gắn bó với cậu. Qua từng trang sách, ta sẽ cùng Thường, Tài Khôn và Thủy Tiên trải qua biết bao câu chuyện với bao cung bậc cảm xúc. Dù cuộc sống khó khăn, vất vả cúng không làm những đứa trẻ ấy thôi hy vọng, thôi ấp ủ những ước mơ, hoài bão.

TK 2144- V23

 

5. Phan Tuyết. Chuyện kể Bác Hồ với nhà giáo/ Phan Tuyết sưu tầm và tuyển chọn.- H.: Nxb Dân trí; Công ty cổ phần sách tri thức Việt, 2018.- 218 tr.; 19 

Cuốn sách đã đem đến cho bạn đọc nhiều bài viết, bài nói, thư của Bác Hồ với học sinh cả nước. Từng câu chuyện là bài viết tập hợp đầy đủ tư tưởng cảu Bác về phẩm chất của học sinh và những kỳ vọng lớn lao cảu Bác với thế hệ mai sau của Tổ Quốc.

TK 2110- 3K5H

5. Phan tuyết. Chuyện kể Bác Hồ với học sinh/ Phan Tuyết sưu tầm và tuyển chọn.- H .: Nxb Dân trí; Công ty cổ phần sách tri thức Việt, 2018.- 218 tr.; 19 cm.

Cuốn sách đã đem đến cho bạn đọc nhiều bài viết, bài nói của Bác Hồ với học sinh cả nước. Từng câu chuyện là bài viết tập hợp đầy đủ tư tưởng cảu Bác về phẩm chất của học sinh và những kỳ vọng lớn lao cảu Bác với thế hệ mai sau của Tổ Quốc.

TK 2110- 3K5H

6. Nguyễn Nhật Ánh. Bồ câu không đưa thư: truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- In lần thứ 42.- TP. Hồ Chí Minh.: Nxb Trẻ, 2019.- 180 tr.; 20 cm.

 1.Văn học Việt Nam- Thế kỷ 21

 2. Tiểu thuyết Việt Nam- Thế kỷ 21

Bồ câu không đưa thư là chuyện dài 14 chương thuộc thể loại truyện học đường của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lần đầu ra mắt đọc giả vào năm 1993,

Lấy bối cảnh năm học lớp 12 cuối cấp, câu chuyện xoay quanh lá thư làm quen bí ẩn đặt trong ngăn bàn của Thục với cái tên nặc danh “ Phong Khê ”.

Bồ câu không đưa thư là tác phẩm nằm trong chùm truyện mà tác giả viết riêng về bộ ba Xuyến, Thục, Cúc. Những câu chuyện từ tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh lúc nào cũng mang đến cho người đọc những cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, trong sáng. Trong truyện này, ta lại bắt gặp những tình cảm nam nữ ở tuổi mới lớn, ngây ngô, vụng dại, sến mà lại rất đáng yêu. Kết thúc đượm buồn, đóng cuốn sách lại mà lòng nhiều trăn trở, mỗi nhân vật một số phận tóm lại vẫn là một tác phẩm hay của Nguyễn Nhật Ánh

                                                                                                  TK 2153

7. Đỗ Hoàng Diệu. Bóng đè: tập truyện ngắn/ Đỗ Hoàng Diệu.- H.: Nxb Đà Nẵng, 2005.- 183 tr.; 19 cm.

          Truyện xoay quanh một cô gái thành phố (được viết từ ngôi thứ nhất) kết hôn với chàng trai gốc gác nông thôn. Họ sống với nhau khá hạnh phúc dù chàng trai lắm khi phát hoảng trước đòi hỏi tình dục mạnh mẽ của cô vợ trẻ. Bi kịch bắt đầu xảy ra khi cô gái bắt đầu theo chồng về quê ăn giỗ, cả thảy bốn lần.

          Đời sống tinh thần tù hãm, lưu cữu của làng quê cộng với sự đối sử  khắc nghiệt của gia đình nhà chồng  đã đem dến cho cô những cơn bóng đè nửa thực, nửa hư rất đáng sợ. Cô bị một hồn ma, có lẽ là bố chồng cưỡng hiếp. Có diều là ngoài cảm giác sợ hãi, xấu hổ, cô gái còn cảm nhận được những kháo lạc thể xác mà chồng cô không thể mang lại.

Chồng và mẹ chồng cô dường như biết việc này nhưng không can thiệp mà chỉ tỏ thái độ ghẻ lạnh, xa cách, sau bốn lần về quê chồng ăn giỗ hôn nhân của cô bị đe dọa.Kết thúc chuyện cô gái có thai, bằng cảm nhận của mình cô chắc chắn hồn ma kia chính là cha của đứa trẻ.

Một cốt truyện đặc biệt  như vậy đủ để Bòng đè được dư luận chú ý. Nhưng tác giả của Bóng đè không chỉ đầu tư vào cốt truyện, dường như có vài chi tiết tác giả cố ý đưa vào cốt để độc giả sau khi đọc có những suy diễn giống nhau. Cũng có thể coi đó là những ám chỉ khiến cho Bóng đè mang dáng dấp một tác phẩm văn học minh họa.

          Rất nhiều bạn đọc sau khi đọc Bóng đè đã liên tưởng đến một đoạn viết nổi tiếng trong truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là đoạn bút ký của nhân việt người Pháp tên Phăng, y là một trong số vài người Châu Âu giúp việc cho vui Gia Long.             

                                                                                      TK 2207- V23

 

8. Hà Bình Trị. Nam Cao qua nửa thế kỷ/ Hà Bình Trị.- H.: Nxb Giáo dục, 2001.- 279 tr.; 21 cm.

Nam Cao là nhà văn lớn, có vị trí quan trọng và khá ổn định trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là một trong số ít những gương mặt nổi bật nhất trong văn xuôi hiện đại, là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trong giao đoạn phát triển cuối cùng ( 1940- 1945) và là nhà văn sớm có thành công nổi bật ở giao đoạn đầu của nền văn học mới sau cách mạng.

9. Tô Hoài.  Dế Mèn phiêu lưu ký/ Tô Hoài.- Tái bản.- H.: Nxb Giáo dục, 2012.- 153 tr.; 19 cm.

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn. Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

          Tác phẩm này được chia thành nhiều trang nhỏ, nội dung chủ yếu nói về hành trình phiêu lưu của chú Dế Mèn ham chơi đầy ly kỳ.Trong các chuyến phiêu lưu này, Dế Mèn đã được làm quen và tiếp xúc với nhiều người bạn khác nhau, chẳng hạn như chú Dế Choắt, Dế Trũi và rất nhiều nhân vật đặc biệt khác, mỗi nhân vật đều mang một tính cách và suy nghĩ khác nhau, càng làm cho tác phẩm thêm sự đa dạng là lôi cuốn như chính xã hội của con người.

          Nói về nhân vật chính là Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã tạo ra một nhân vật có ngoại hình và tính cách rất ấn tượng đối với người đọc ở những phần đầu tiên của cuốn truyện. Theo đó, Dế Mèn là một chàng Dế trẻ có “ đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu bóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”.

          10. Nguyễn Nhật Ánh.Thằng quỷ nhỏ: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- In lần thứ 28.- TP.HCM.: Nxb Trẻ, 2013.- 226 tr.; 20 cm.

Câu chuyện xoay quanh các nhân vật chính là Nga, Quỳnh , Khải và Luận. Nga là một học sinh mới chuyển trường  ngay từ buổi học đầu tiên cô đã được Hạnh- lớp trưởng thông báo về chỗ ngồi đặc biệt bên cạnh “thằng quỷ nhỏ”. Điều ấy không khỏi khiến Nga vừa lo lắng, vừa hồi hộp. Nhưng sự mong đợi của cô không được đáp lại bởi hôm đấy “thằng quỷ nhỏ” ấy là Luận- một cậu học sinh ranh ma, nghịch gợm nhưng thực ra lại không phải, cô càng tò mò.

Thằng quỷ nhỏ là một cuốn truyện dài 226 trang, được chia thành 26 mẩu, do nhà xuất bản trẻ xuất bản.

          “Thằng quỷ nhỏ” là truyện dài đặc sắc nhất của Nguyễn Nhật Ánh. Tập truyện được sinh viên, học sinh rất đỗi suy mê bởi sự dí dỏm, bởi tình người, bởi những hình ảnh rất học sinh, rất áo trắng. Hãy làm quen với thằng quỷ nhỏ vẩy tai lừa có cái tên con gái là Quỳnh,…cùng với những người bạn dễ thương khác như Hạnh, Nga,…

          Quỳnh là chàng trai xấu xí với cái mũi to đỏ ửng và đôi tai to có thể cử động. Quỳnh có nhiều tài lẻ, thường bị bạn bè bắt diễn trò vui, một lần bị giáo viên gọi là “thằng quỷ nhỏ”nên chết danh từ đó, chứ thực ra Quỳnh nhút nhát. Trong lớp chỉ có Nga chơi với Quỳnh nên họ rất khăng khít.

          Khải – bạn cùng lớp thích Nga, thường đến nhà Nga lấy lòng nhưng Nga lại không ưa Khải chút nào. Rồi đến một ngày, Nga phát hiện Quỳnh cũng thích mình, cô lo sợ nghĩ tới cảnh mọi người cười mình vì làm bạn gái của một người quái dị như Quỳnh, nên quyết tránh xa Quỳnh đồng thời chấp nhận đi chơi với Khải. Quỳnh hiểu chuyện cũng tức thời rút lui. Những ngày cuối năm học Quỳnh nghỉ suốt, một thời gian sau Nga mới biết mẹ Quỳnh đổ bệnh bị liệt vì gia cảnh nghèo khó lại không cha, Quỳnh phải đưa mẹ về quê nhờ họ hàng chăm sáo giúp, chẳng biết có còn trở lên hay không.

          11. Nguyễn Minh Hồng. Em ở đầu xuân Anh cuối đông: tập truyện ngắn/ Nguyễn Minh Hồng.- Tái bản lần thứ 2.- H.: Nxb Thanh niên, 2005.- 176 tr.; 19 cm.

Tập truyện ngắn “Em ở đầu xuân Anh cuối đông” của Nguyễn Minh Hồng bằng ngôn ngữ hình tượng văn học phần nào giúp chúng ta thấy được những khe hở  đó ở mỗi thời gian , mỗi hoàn cảnh giúp cho những người đang bắt đầu  xuất phát từ A hay đang trên dường đi trên Z, tinh tường hơn, nhìn rõ hơn…Gia đình kia, vợ chồng nọ đang ấm cúng, chung thủy, ngỡ như sấm sét cũng không chia cắt được họ, họ hạnh phúc và giàu sang, họ sống đẹp đẽ quá, nhưng rồi một phút buông thả của người vợ hoặc người chồng, đã dẫn họ đến con đường của đại dịch HIV… con đường mà cả thế kỷ 21 này chưa chắc đã cứu vãn được.

 

          12. Vũ Trọng Phụng. Truyện ngắn- tạp văn- tiểu luận/ Vũ Trọng Phụng.- H .: Nxb Văn học, 2016.- 279 tr.; 21 cm.

          Cuốn Sách Văn Học - Vũ Trọng Phụng truyện ngắn, tạp văn, tiểu luận - khổ nhỏ nằm trong Tủ sách Văn học trong nhà trường mang đến cho bạn đọc tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.

Giới thiệu về nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào năm 14 tuổi.

Có thể nói tất cả các thể loại Văn học, mỗi tác giả Văn học đều có quyền bình đẳng trong nhận thức và phản ánh mọi hiện tượng đời sống. Tuy nhiên, trước nay, khi nói đến Vũ Trọng Phụng người ta thường nói đến tiểu thuyết và phóng sự, mảng truyện ngắn rất ít, thậm chí không được nhắc tới. Nhưng thực ra, đọc truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, độc giả có thể khái quát từng lớp người, từng hạng người trong xã hội lúc bấy giờ qua các nhân vật trong tác phẩm. Vũ Trọng Phụng là nhà văn tả chân đúng nghĩa nhất của hai chữ tả chân: nghĩa là ông chỉ truy lùng sự thực, ông chỉ đi tìm sự thực về con người mà thôi.

Các truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, những tác phẩm luôn luôn cuốn hút độc giả mỗi khi chúng xuất hiện trên mặt báo chí thời đó và vẫn gây sự kinh ngạc đến không ngờ đối với chúng ta ngày nay bởi tính thời sự gần như muôn thở về những mặt trái của xã hội, những số kiếp chìm nổi của những con người "khốn nạn".

                                                                                               TK 2356

 

 

13. Vũ Trọng Phụng. Phóng sự (cạm bẫy người- kỹ năng lấy tây cơm thầy cơm cô - Lục xì)/ Vũ Trọng Phụng.- H.: Nxb Văn học, 2016.- 355 tr.; 21cm.

          Cuốn sách gồm có 4 phần. Phần thứ nhất viết về Cạm bẫy người gồm có 14 chương. Phần thứ 2 của cuốn sách viết về Kỹ nghệ lấy Tây gồm 10 chương. Phần 3 viết về Cơm thầy cơm cô gồm 9 chương – Phần còn lại viết về Lục Xì.

Vũ Trọng Phụng là một trong những tác gia lớn của văn học Việt Nam thế kỷ 20. Ông viết đủ các thể loại: Từ truyện ngắn, kịch, phóng sự, tiểu thuyết…và ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp nhất định. Vũ Trọng Phụng đã đóng góp vào đời sống văn học 9 cuốn phóng sự. Trong cuốn Vũ Trọng Phụng- Phóng sự này chúng tôi trình với bạn đọc bốn thiên phóng sự nổi bật của ông: Cạm bẫy người- Kỹ thuật lấy tây- Cơm thầy cơm cô- Lục xì.Cạm bẫy người(1933) được viết một cách có nghệ thuật, có “sức cán dỗ người đọc” với mục đích chính đáng lag phê phán, “lật tẩy” hiện tượng xã hội xấu xa là cờ bạc bịp. Năm sau ông còn có phóng sự thứ hai Kỹ thuật lấy tây (1934). Và chỉ ở hai phóng sự này, Vũ Trọng Phụng đã được Lê Tràng Kiều xếp vào “ Top” những “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”, “một tay thiện nghệ trong văn tả thực”( Lê Tràng Kiều- Văn học tạp chí, số 4-1935). Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã khẳng đinhj văn tài của Vũ Trọng Phụng ở thể loại phóng sự và đã tạo nên danh hiệu “ông vua phóng sự Bắc Kỳ” cho Vũ Trọng Phụng.

Đặc biệt, “Lục xì là một phóng sự có giá trị khoa học lớn, trong lịch sử văn học của nước ta đã ở một vị trí đọc nhất vô nhị trong văn học về mặt y học và pháp lý; đã có vị bác sỹ nào, bậc lương y nào, nhà bậc học nào nêu lên được vấn đề như thế, phân tích tình hình như thế và về nhiều mặt góp ý kiến xác đáng như thế với người có trách nhiệm trong xã hội”( Hoàng Thiếu Sơn).

                                                                                                    TK 2351

         

14. Ngô Tất Tố. Lều chõng (tiểu thuyết phóng sự lịch sử)/ Ngô Tất Tố.- H.: Nxb Văn học, 2017.- 339 tr.; 21 cm.

          Lều chõng không chỉ là chuyện văn chương, chữ nghĩa.  Lều chõng còn gắn bó mật thiết đến vận mệnh đại sự của quốc gia, đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước.

          Lều chõng là “tiểu thuyết phóng sự” chất “tiểu thuyết” của lều chõng thể hiện từ cốt truyện với hệ thống các nhân vật có tâm lý, tính cách cụ thể, được xây dựng thành những hình tượng và các chân dung điển hình. Chất phóng sự trong lều chõng biểu hiện bằng nghệ thuật xử lý tinh tế, có tính thời sự cao, phản ánh chân thành,cụ thể các sự việc có thực diễn ra phong phú trong hệ thống thi cử thời xưa.

 

Đề cập đến chủ đề rất lớn thuộc quá khứ.  Lều chõng có công  làm cho nước ta thành một nước có văn hóa, rồi chính nó đã đưa đất nước đến cõi diệt vong. Lều chõng đã triển khai sâu rộng việc chẩn trị “trọng bệnh quốc gia” là “nạn cử nghiệp” đã hành hạ và “tàn phá cơ thể” xã hội trong thời gian rất dài

                                                                                                   TK 2350

15. Nguyễn Du. Truyện Kiều bản nôm tự Đức thứ 19 (1866)/ Nguyễn Du.- H .: Nxb Văn học, 2015 .- 311 tr .; 24 cm.

Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825, thường được gọi là "bản Kinh". Bản khắc in đó nay không còn nữa nhưng còn lưu lại những phiên bản di dịch ít nhiều. Ngoài "bản Kinh" do Phạm Quý Thích cho khắc in, một số dị bản nữa được in sau đó ở Hà Nội do các nhà in phát hành, thường gọi là "bản Phường".

Nguyên bản tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An.

Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.

Truyện Kiều đã từng được in ngược bởi Nhà xuất bản Thanh Niên để có thể đọc mạch truyện ngược chiều thời gian từ "tái hồi Kim Trọng" trở về đoạn mở đầu truyện lúc hai người còn chưa biết nhau.

          Truyện Kiều cũng là tác phẩm được viết và đóng thành quyển sách nặng nhất ở Việt Nam do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện. Truyện nặng 50 kg, làm trên trên khổ giấy 1 m × 1,6 m và hiện được trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận".

TK 2347

 

 

16. Vũ Trọng Phụng. Vỡ đê: tiểu thuyết/ Vũ Trọng Phụng .- H .: Nxb Văn học, 2015 .- 234 tr .; 21 cm.

Vỡ đê là cuốn tiểu thuyết phản ánh bức tranh xã hội với đầy đủ chi tiết, chân thật đời sống người dân dưới thời nô lệ.

Một tác phẩm hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy lại những ngày tăm tối của dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trong giai đoạn trước 1945.

Trong Vỡ đê ông đã ca tụng những người cộng sản trong toà báo Lao động thời mặt trận bình dân, những người ngang tàng coi nhà tù là một cái trường đào tạo nên những tay chiến sĩ của cái phần nhân loại bị bóc lột đề chiến đấu với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác.

TriVietBooks phát hành tiểu thuyết Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, giúp độc giả thấy được tấm lòng của người viết hiểu cái đáy của xã hội không phải từ trên nhìn xuống, từ ngoài nhìn vào mà là người nhập cuộc để thấu hiểu và đưa vào trang viết.

Để nói về “Vỡ đê” thì trước hết nó miêu tả tất cả mọi thứ luôn, cái gì cũng có, từ quá trình một người trở nên tốt đẹp rồi bị tha hóa dần, hay là những kẻ tha hóa thì mãi tha hóa, hay là cái tham nó đã đi vào cả một bộ máy, nó ung nhọt hết cả rồi.

“Vỡ đê” đề cập đến rất nhiều vấn đền, nhiều một cách đáng ngạc nhiên so với 25 chương ngắn bé. “Vỡ đê” nói về chuyện quan trường, tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, nói về những điều như cái giá của người phụ nữ trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến, nói về những điều phù phiếm của sự tân thời không đến nơi đến chốn…

“Vỡ đê” nói về chuyện một ông quan huyện cố gắng thanh liêm, về một gia đình nho giáo có người con cả là tù nhân chính trị, về người mẹ già đợi con cả và lo cho số phận của thằng con thứ có học nhưng không có trải nghiệm, và lo cho chị con dâu cùng thằng cháu ruột.

Xuyên suốt “Vỡ đê” vẫn là lời ngợi ca về đảng cộng sản, về những cuộc cách mạng, những cuộc khởi nghĩa cứu lấy các nước thuộc địa và cái ý nghĩ tưới sáng, tích của Phú. Cảm ơn Phú và Dung, bởi hai người là những người cứu lấy cái mạch buồn thiu đau khổ của tác phẩm.

Kết thúc tác phẩm bằng việc cuối cùng cô Tuất là chị dâu của Phú phải tái giá, để lại đứa con trai ba tuổi lại cho mẹ chồng và Phú.

Nói chung là, ngoài tính thời sự hóng nổi lúc nào cũng đúng về chuyện biến chất của một bộ phận quan lại (bây giờ là quan chức) và cuộc sống cơ cực của người dân dưới thời nửa thực dân nửa phong kiến, nhận thấy tình yêu là điều đã phải dừng lại, để đi theo sau đất nước.

 Nghĩ rằng văn chương thời nào cũng có cái đặc điểm của riêng nó, đặc biệt là các đòng văn học đương đại đầu thế kỷ XX, thì việc giải phóng dân tộc chính là ưu tiên hàng đầu. đọc những tác phẩm như thế này giúp mình một phần có thể hiểu hơn về lịch sử và quý trọng hiện tại, và cũng một phần, ờm thì, hiểu được thái độ bài xích đối với tình yêu của một số bộ phận rất lớn người Việt, tình cảm của Phú với Dung, sau này bị chính Phú cảm thấy mệt mỏi, bị chính Phú coi thường rồi hất ra xa. Chàng vừa tự ti, vừa cảm thấy rằng mình đã phung phí biết bao nhiêu thời gian và công sức trong khi anh trai là Minh đang ra sức tuyên truyền khởi nghĩa giai cấp vô sản.

          TK 2344

 

17. Thư gửi những yêu thương/ Nhiều tác giả .- H .: Nxb Thanh niên , 2021 .- 258 tr .; 21 cm.

 

"Nhiều khi không chịu được, đã đôi lần, con tâm sự với một vài người bạn, họ đã bạo miệng khuyên con rằng, con nên quên và đừng quyến luyến làm gì. Nhưng mẹ ơi, quên một người máu thịt đâu phải là chuyện dễ, dù rằng, họ đã tệ bạc với mình. Con không biết đến bao giờ con có thể quên được. Bao nhiêu năm sống, là bấy nhiêu năm con tập quên. Nhưng càng quên, càng nhớ. Nhớ cả trong những giấc mơ. Con mơ mẹ trở về, ngồi bên ô cửa sổ phía cuối giường trong đêm trăng sáng.

Nhưng ánh sáng lấp lói, chói lòa, làm khuôn mặt mẹ không thể nào rõ được. Tỉnh dậy trong đêm rồi bật khóc.

Nhiều lần, con đã tập vẽ, vẽ dáng mẹ trở về thông qua những giấc mơ của mình. Nhưng có cố bao nhiêu, vẽ hàng trăm ngàn lần, con không thể vẽ được đôi mắt, khuôn miệng của mẹ."

Trích "Gửi nhé, người mẹ con chưa biết mặt"

TK 2336

18. Cát Lân. Đi theo bóng mặt trời/ Cát Lân .- H .: Nxb Thanh niên, 2021 .- 238 tr .; 21 cm.

                  

“ Trước con mắt ta ngày nào đó trở nên đục ngầu

Trước khi ta hóa thành xương khói hay đám lá mục nâu

Trước khi ngọn lửa ở trong lòng dần tàn

Trước khi ta sống được trọn vẹn hết một vòng tuần hoàn”

(Trích đi theo bóng mặt trời của Đên Vâu)

“Đi vào sau Đền Lộc, cát chạy mãi dưới chân, tự dưng nhuốm cho tôi chút cảm mến với vùng đất lạ. Một lần được in chân vào mặt cát là một lần giao hòa với miền quê hương mật. Cồn cát nặng gót mẹ gánh gồng đi chợ sớm, nặng gót em những giờ đến trường nắng đổ mồ hôi; những người già bước chân nặng gót mỗi lần qua đồi ông Vệ có chòi canh cheo leo trên đồi cát. Thời chống Mỹ, Đền Lộc được đánh dấu trên bản đồ quân sự như một tuyến phòng bị, có đồn lính, có chòi canh. Thỉnh thoảng xuất hiện những đơn vị thủy quân lục chiến của chế dộ cũ tập trận, hành quân, máy bay trực thang Mỹ quần thảo qua hàng cây xanh. Cát vô tình biến thành chiến lũy, buồn đau với phận người”.

                                                      (Trích Khúc phong trần trên cát)

     “Những hành động man rợ, mù quáng, sự giết chót bủa vậy.Những cái giá treo người, được thiết kế thêm thắt từ bộ xương và ngang. Có lẽ sẽ khóc thảm thiết khi nó biết nhiệm vụ nó phải làm nếu tạo hóa tặng cho nó cơ quan cảm giác. Chỉ một chiếc dây thừng chạy qua nó, một sinh mệnh buộc phải ra đi trong đau đớn, tức tưởi. Những dụng cụ hành hình sắc bén cắt cứa vào da người rất ngọt để kết thúc một cuộc đời. Và những phòng học, vốn là giảng đường yêu dấu bỗng biến thành những phòng giam, một trong những nơi diễn ra những cuộc hành quyết. Có thước đo nào đong điếm nổi những giọt nước mắt, những tiếng thở than, của những con người đã phải bỏ mạng nơi đây?”.

`(Trích Chiều trên đồi độc dược)

                                                                                         TK 2339

 

19. Làng Tuyên/ Nhiều tác giả.-  In lần thứ 5.-  Đà Nẵng.:  Nxb Văn học, 2003.; 19 cm.

          1. Quyển thứ nhất: 403 tr

          2. Quyển thứ hai: 483 tr

          3. Quyển thứ ba: 478 tr

Ba tập Làng Tuyên  in lần đầu, là sự cố gắng vượt bậc của anh chị em công tác ở Ban Tuyên huấn khu 5, nhằm ghi lại những kỷ niệm, những hồi ức, những kinh nghiệm hoạt động của của ngành Tuyên huấn trong thời kỳ chống Mỹ…

 Làng Tuyên là niềm tự hào của hơn 800 cán bộ, chiến sĩ Ban Tuyên huấn khu 5 gởi lại mai sau. Đó là đời sống, là máu xương, là tình đồng chí, nghĩa đồng bào của mỗi chúng tôi với quê hương sinh ra mình, với Khu 5 nơi mình chiến đấu và với Việt Nam anh hùng dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

          Làng Tuyên sẽ sống với non sông đất nước ta và tham gia vào công tác tư tưởng văn hóa cho hôm nay và mai sau. Nhiều bạn đọc, trong đó các đồng chí lãnh đạo công tác tư tưởng văn hóa của Đảng đã dành cho ba tập hồi ký này sự ái mộ quý báu.

          Lời giới thiệu chung cả ba cuốn sách Làng Tuyên.

          Được sự quan tâm đặc biệt đến công tác tư tưởng, Khu ủy Khu 5(cũ) đã sớm đặt vấn đề thành lập ban Tuyên huấn Khu, sau khi Nghị quyết 15 lịch sử của Trung ương Đảng vạch rõ đường lối đấu tranh đến thắng lợi của cách mạng miền Nam.

          Ban Tuyên huấn Khu với vài ba cán bộ lúc thành lập, được chi viện của miền Bắc, đã phát triển thành các bộ môn tuyên, văn, giáo, huấn gồm hơn 800 cán bộ, nhân viên. Đó là một lực lượng đáng tin cậy của Đảng, giám vuotj qua gian khổ, chịu đựng hy sinh, quyết thắng bằng vũ khí sắc bén của mình, tiến công địch trên mặt trận tư rưởng văn hóa.

          Cán bộ tuyên huấn đã bán sát sự chỉ đạo của Khu ủy, tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, trong mọi giao đoạn chiến tranh. Các trường lớp của các đồng chí đã đào tạo hàng loạt cán bộ cho phong trào. Báo chí, các sáng tác văn, thơ, nhạc, họa, các hoạt động điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật của các đồng chí đã động viên và phản ánh hiện thực kháng chiến ở một chiến trường vô cùng gian khổ, ác liệt, anh hùng nhưng rất vinh quang. Trong vùng căn cứ và vùng giải phóng, nhiều nơi đã có phong trào học tập văn hóa.

          Việc đảm bảo công tác chuyên môn phải đồng thời với các lao động nặng nhọc như phát rẫy, gùi cõng, xây dựng lán trại, đào hàm tránh pháo mỗi lần di chuyển cơ quan,.. Đó là một kỳ công của các đồng chí Làng Tuyên.

 Hoạt động của các đồng chí tuyên huấn đã góp phần quan trọng của mình vào việc xây dựng Đảng bộ, củng cố lòng tin, cổ vũ tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân miền Trung quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ. Nhiều đồng chí liên tục bám sát cơ sở, bám sát dân và đã hi sinh vì nhiệm vụ thiêng liêng đó.

          Ban Tuyên huấn Khu 5, thành lập tháng 5.1960, đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng giao phó khi chiến tranh kết thúc toàn thắng.  

“Công lao của các đồng chí thật vẻ vang.

Sự cống hiến của các đồng chí thật quý báu.

Sự hi sinh của các liệt sĩ, nhân dân còn nhớ mãi”.

          Tôi tin rằng tinh thần dũng cảm, lập trường kiên định, sự hy sinh quên mình của các đồng chí vì sự nghiệp lớn của dân tộc đã và sẽ được các thế hệ nối tiếp phát huy.

          Tôi hoan nghênh việc xuất bản tập sách ghi lại những kỷ niệm không thể nào quên của thời kỳ thử thách có một không hai của các đồng chí, và giới thiệu cùng bạn đọc quan tâm đến công tác tư tưởng tại chiến trường chống Mỹ này.

          Trên đây là lời của đ/c Võ Chí Công, nguyên bí thư Khu ủy 5.

                                                                                     TK 92, 93, 2113

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VIỆT NAM

THỜI KHÓA BIỂU SỐ 13

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỌC SINH ÔN TẬP TRỰC TUYẾN TRÊN HANOI STUDY

THÔNG BÁO CHUYỂN SANG DẠY & HỌC ONLINE TOÀN TRƯỜNG

DANH SÁCH CB, GV DỰ HỘI NGHỊ SGK 7

THÔNG BÁO CHUYỂN LỊCH HỌC

Tin tức mới
THỬ NGHIỆM_TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN LỚP 6 NĂM HỌC 2022-2023

THỬ NGHIỆM_TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN LỚP 6 NĂM HỌC 2022-2023

151
XẾP GIẢI GIAO LƯU OLYMPIC HSG K8 CẤP HUYỆN

XẾP GIẢI GIAO LƯU OLYMPIC HSG K8 CẤP HUYỆN

568
KẾT QUẢ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2021-2022

KẾT QUẢ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2021-2022

200
THỜI KHÓA BIỂU KHỐI 6,7,8 (SỐ 16)

THỜI KHÓA BIỂU KHỐI 6,7,8 (SỐ 16)

1981
HỘI THI GIỚI THIỆU SÁCH CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM

HỘI THI GIỚI THIỆU SÁCH CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM

168
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4/2022

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4/2022

149
Tin tức đọc nhiều
Tập huấn quản trị trang thông tin điện tử năm 2020

Tập huấn quản trị trang thông tin điện tử năm 2020

24387
Video hướng dẫn sử dụng phần mềm đánh giá tháng CCVC Hà Nội - Tài khoản Giáo viên

Video hướng dẫn sử dụng phần mềm đánh giá tháng CCVC Hà Nội - Tài khoản Giáo viên

22975
Phần mềm chuyển file Pdf sang Word - ABBYY FineReader 15

Phần mềm chuyển file Pdf sang Word - ABBYY FineReader 15

22658
Video hướng dẫn sử dụng phần mềm đánh giá tháng CCVC Hà Nội - Tài khoản Quản trị đơn vị

Video hướng dẫn sử dụng phần mềm đánh giá tháng CCVC Hà Nội - Tài khoản Quản trị đơn vị

21004
Hướng dẫn tạo tài khoản OneDrive 5000GB miễn phí để đồng bộ dữ liệu nhanh như Dropbox, làm việc online

Hướng dẫn tạo tài khoản OneDrive 5000GB miễn phí để đồng bộ dữ liệu nhanh như Dropbox, làm việc online

20033
Quy trình 26 thủ tục hành chính lĩnh vực GD&ĐT cấp Huyện

Quy trình 26 thủ tục hành chính lĩnh vực GD&ĐT cấp Huyện

18384
Thống kê
Hôm nay : 70
Trường THCS ĐẠI THÀNH
Địa chỉ : Xã Đại Thành – Huyện Quốc Oai
Email : c2daithanh-qo@hanoiedu.vn
Điện thoại : 0978502994
Hỗ trợ & phát triển bởi Viettel EduPortal
Ghi rõ nguồn thcsdaithanh.edu.vn khi trích thông tin từ website này